Tin tức về hóa đơn điện tử

Dịch vụ hóa đơn điện tử cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn trên nền điện tử cho doanh nghiệp. Hóa đơn được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử; được ký bằng chữ ký điện tử (ký số), có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn gi

Biên bản điều chỉnh Hoá đơn điện tử có gì khác biệt và cần lưu ý những gì?

Biên bản điều chỉnh Hoá đơn điện tử có gì khác biệt? Khi điều chỉnh cần phải lưu ý những gì? Cùng chukyso tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.

Khi nào thì lập Biên bản điều chỉnh hoá đơn điện tử

f:id:hoadondientutphcm:20201224014814j:plain

Theo Khoản 2, Điều 9 Thông tư 32/2011/TT-BTC: “Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót.”

 

Như vậy, khi người bán và người mua đã kê khai Thuế cho hoá đơn sai sót, thì người bán cần lập Biên bản điều chỉnh hoá đơn cùng Hoá đơn điều chỉnh. Kế toán cần phân biệt rõ nội dung này với trường hợp chưa kê khai Thuế lập Biên bản thay thế và sử dụng Hoá đơn thay thế.

>> Xem thêm: https://chukysotphcm.net/bien-ban-dieu-chinh-hoa-don/

Các nội dung trong Biên bản điều chỉnh hoá đơn điện tử

Cũng căn cứ tại Khoản 2, Điều 9 Thông tư 32/2011/TT-BTC: “Hoá đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

f:id:hoadondientutphcm:20201224014832j:plain



Vây khi Người bán lập Biên bản điều chỉnh hoá đơn và Hoá đơn điện tử điều chỉnh cần lưu ý các nội dung sau:

  • Ngày tháng năm lập Biên bản điều chỉnh: Phải trùng ngày với ngày xuất Hoá đơn điều chỉnh
  • Thông tin bên bán hàng và Thông tin bên mua hàng
  • Thông tin Hoá đơn được điều chỉnh và Hoá đơn xuất điều chỉnh yêu cầu bao gồm đầy đủ: Mẫu số hoá đơn – Ký hiệu hoá đơn – Số - Ngày ban hành
  • Nội dung điều chỉnh trên hoá đơn: Người bán ghi cụ thể nội dung sai trên hoá đơn cũ và nội dung mới được điều chỉnh lại. Các thông tin có thể được điều chỉnh bao gồm: Thông tin Người mua (Tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ); Tên hàng hoá; Đơn vị tính; Đơn giá; Số tiền; Loại tiền tệ; Giá trị tiền bằng chữ…

Biên bản điều chỉnh cho Hoá đơn điện tử được ký điện tử giữa hai bên và lưu trữ dữ liệu điện tử. Việc này đảm bảo cả Biên bản cũng được bảo quản ở định dạng tốt nhất, kèm theo hoá đơn, tránh thất lạc, mất hỏng. Để thực hiện ký điện tử đồng thời, khi Người bán lập Hoá đơn điều chỉnh sẽ đính kèm Biên bản điều chỉnh bản word, ký số và gửi kèm theo cho khách hàng.

Ngoài ra, hiện tại theo Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về Điều chỉnh hoá đơn bao gồm cả Hoá đơn điện tử thì với các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên chỉ cần lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.

Người bán có thể lựa chọn một trong hai cách để thực hiện đều được.

>> Xem thêm: https://hoadondientuhcm.tumblr.com/post/637215029738045440/h%C3%B3a-%C4%91%C6%A1n-%C4%91i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-c%C3%B3-m%E1%BA%A5y-li%C3%AAn-kh%C3%A1c-g%C3%AC-v%E1%BB%9Bi-li%C3%AAn

Khác biệt giữa Biên bản điều chỉnh và Biên bản huỷ Hoá đơn điện tử

Thông tư 32/2011/TT-BTC quy định Biên bản điều chỉnh Hoá đơn điện tử phải được ký điện tử giữa Người bán và Người mua, còn Biên bản huỷ hoá đơn không yêu cầu. Tuy nhiên hiện nay để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong khoảng thời gian mới áp dụng mở rộng Hoá đơn điện tử, Tổng cục Thuế vẫn cho phép doanh nghiệp sử dụng Hoá đơn điện tử nhưng Biên bản điều chỉnh có thể ký giấy.

f:id:hoadondientutphcm:20201224014844p:plain



Biên bản điều chỉnh được gửi kèm cùng Hoá đơn điều chỉnh được xuất, lưu trữ và bảo quản bằng phương thức lưu trữ dữ liệu điện tử.

 

Trong trường hợp Người bán và Người mua chưa kê khai thuế, bắt buộc phải sử dụng Biên bản huỷ và Hoá đơn thay thế chứ không được lập Biên bản điều chỉnh và Hoá đơn điều chỉnh.

>> Xem thêm: https://hoadondientuhcm.tumblr.com/post/637038470607650816/h%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA%ABn-c%C3%A1ch-l%E1%BA%ADp-bi%C3%AAn-b%E1%BA%A3n-m%E1%BA%A5t-h%C3%B3a-%C4%91%C6%A1n-m%E1%BB%9Bi-nh%E1%BA%A5t

 

Nếu cần tư vấn và hỗ trợ thêm về các vấn đề hóa đơn điện tử, xin vưi lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ sau.

 

Thông tin liên hệ:

Dịch vụ hóa đơn điện tử cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn trên nền điện tử cho doanh nghiệp. Hóa đơn được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử; được ký bằng chữ ký điện tử (ký số), có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy thông thường; có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy khi có nhu cầu.

Hoá Đơn Điện Tử

Địa chỉ: 19 Đường C18, Phường 12, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0932 780 176

Website: https://chukysotphcm.net/hoa-don-dien-tu/