Tin tức về hóa đơn điện tử

Dịch vụ hóa đơn điện tử cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn trên nền điện tử cho doanh nghiệp. Hóa đơn được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử; được ký bằng chữ ký điện tử (ký số), có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn gi

Hóa đơn điện tử

Cung cấp điện tử hóa đơn trên toàn quốc hỗ trợ đăng ký, phát hành, sử dụng đơn vị điện tử.

Djon
Djien Tu Hoa Djia Chi: 19 Djuong C18, Phuong 12, Tan Binh, TP
HCM.Djien Thoai: 0932 780 176
Website: https://chukysotphcm.net/hoadondientu/

Kết nối với chúng tôi, tôi:

Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử

Khi sử dụng hóa đơn, các kế toán không tránh khỏi sai sót, nhầm lẫn,hoặc có những trường hợp khác doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thao tác hủy hóa đơn. Vậy với hình thức hóa đơn điện tử mới, kế toán viên cần hủy hóa đơn như thế nào để đúng với quy định của pháp luật? Sau đây sẽ là Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử đúng cách mà chukyostphcm gửi đến các bạn.

1. Phân biệt giữa HỦY hóa đơn và TIÊU HỦY hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp thực hiện TIÊU HỦY hóa đơn tức là không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử đó. Trường hợp doanh nghiệp được phép thực hiện tiêu hủy hóa đơn theo quy định ở khoản 4 điều 11 nghị định 119 là khi hóa đơn điện tử hết thời gian lưu trữ theo quy định của pháp luật và không có quyết định gì thêm về hóa đơn điện tử đó. Hóa đơn khi hủy không được làm ảnh hưởng đến những hóa đơn khác cũng như không ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.

f:id:hoadondientutphcm:20201229001026j:plain



Doanh nghiệp thực hiện HỦY hóa đơn điện tử tức là thao tác xóa hết dữ liệu hóa đơn trên các thiết bị điện tử và các hình thức sao lưu trực tuyến, đám mây để không ai có thể truy xem hóa đơn đó dưới mọi hình thức. Hóa đơn điện tử bị hủy là hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

>> Xem thêm: https://chukysotphcm.net/fpt-einvoice/

2. Quy định về các trường hợp hủy hóa đơn điện tử

Hủy hóa đơn giấy để chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử

Nghị định 119 về hóa đơn điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018. Với lộ trình thay đổi và áp dụng hóa đơn điện tử và khi nhận thức được rõ những bất cập của hóa đơn giấy và lợi ích của hóa đơn điện tử, nhiều doanh nghiệp mong muốn chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử ngay cả khi hóa đơn giấy còn chưa hết. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện các thủ tục hủy hóa đơn giấy còn lại. Và sau mốc lộ trình 31/10/2020, các doanh nghiệp cũng bắt buộc phải hủy toàn bộ hóa đơn giấy còn lại và sử dụng hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế.

Thông báo phát hành hóa đơn điện tử nhưng không sử dụng

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 Nghị định 51, doanh nghiệp cần hủy hóa đơn trong thời hạn 30 ngày nếu đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử nhưng không sử dụng tính từ thời điểm không còn sử dụng.

>> Xem thêm: https://hoadondientuhcm.mystrikingly.com/blog/gi-i-dap-hoa-d-n-ban-hang-va-4-di-u-c-n-bi-t-khi-s-d-ng

Hóa đơn điện tử được lập có sai sót

Trong quá trình lập hóa đơn điện tử không có mã hay có mã của cơ quan thuế mà hóa đơn có lỗi và sai sót thì doanh nghiệp cần thực hiện thao tác hủy và lập hóa đơn điện tử điều chỉnh.

Phần mềm hóa đơn điện tử FPT.eInvoice cho phép người dùng dễ dàng hủy và chỉnh sửa hóa đơn theo đúng luật pháp quy định. Đội ngũ tư vấn viên 24/7 luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cho khách hàng.

>> Xem thêm: http://hoadondientuhcm.e-monsite.com/blog/chuy-n-i-hoa-n-i-n-t-sang-hoa-n-gi-y-va-nh-ng-l-u-quan-tr-ng.html

Thông tin liên hệ:

Dịch vụ hóa đơn điện tử cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn trên nền điện tử cho doanh nghiệp. Hóa đơn được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử; được ký bằng chữ ký điện tử (ký số), có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy thông thường; có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy khi có nhu cầu.

Hoá Đơn Điện Tử

Địa chỉ: 19 Đường C18, Phường 12, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0932 780 176

Website: https://chukysotphcm.net/hoa-don-dien-tu/

Biên bản điều chỉnh Hoá đơn điện tử có gì khác biệt và cần lưu ý những gì?

Biên bản điều chỉnh Hoá đơn điện tử có gì khác biệt? Khi điều chỉnh cần phải lưu ý những gì? Cùng chukyso tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.

Khi nào thì lập Biên bản điều chỉnh hoá đơn điện tử

f:id:hoadondientutphcm:20201224014814j:plain

Theo Khoản 2, Điều 9 Thông tư 32/2011/TT-BTC: “Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót.”

 

Như vậy, khi người bán và người mua đã kê khai Thuế cho hoá đơn sai sót, thì người bán cần lập Biên bản điều chỉnh hoá đơn cùng Hoá đơn điều chỉnh. Kế toán cần phân biệt rõ nội dung này với trường hợp chưa kê khai Thuế lập Biên bản thay thế và sử dụng Hoá đơn thay thế.

>> Xem thêm: https://chukysotphcm.net/bien-ban-dieu-chinh-hoa-don/

Các nội dung trong Biên bản điều chỉnh hoá đơn điện tử

Cũng căn cứ tại Khoản 2, Điều 9 Thông tư 32/2011/TT-BTC: “Hoá đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

f:id:hoadondientutphcm:20201224014832j:plain



Vây khi Người bán lập Biên bản điều chỉnh hoá đơn và Hoá đơn điện tử điều chỉnh cần lưu ý các nội dung sau:

  • Ngày tháng năm lập Biên bản điều chỉnh: Phải trùng ngày với ngày xuất Hoá đơn điều chỉnh
  • Thông tin bên bán hàng và Thông tin bên mua hàng
  • Thông tin Hoá đơn được điều chỉnh và Hoá đơn xuất điều chỉnh yêu cầu bao gồm đầy đủ: Mẫu số hoá đơn – Ký hiệu hoá đơn – Số - Ngày ban hành
  • Nội dung điều chỉnh trên hoá đơn: Người bán ghi cụ thể nội dung sai trên hoá đơn cũ và nội dung mới được điều chỉnh lại. Các thông tin có thể được điều chỉnh bao gồm: Thông tin Người mua (Tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ); Tên hàng hoá; Đơn vị tính; Đơn giá; Số tiền; Loại tiền tệ; Giá trị tiền bằng chữ…

Biên bản điều chỉnh cho Hoá đơn điện tử được ký điện tử giữa hai bên và lưu trữ dữ liệu điện tử. Việc này đảm bảo cả Biên bản cũng được bảo quản ở định dạng tốt nhất, kèm theo hoá đơn, tránh thất lạc, mất hỏng. Để thực hiện ký điện tử đồng thời, khi Người bán lập Hoá đơn điều chỉnh sẽ đính kèm Biên bản điều chỉnh bản word, ký số và gửi kèm theo cho khách hàng.

Ngoài ra, hiện tại theo Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về Điều chỉnh hoá đơn bao gồm cả Hoá đơn điện tử thì với các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên chỉ cần lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.

Người bán có thể lựa chọn một trong hai cách để thực hiện đều được.

>> Xem thêm: https://hoadondientuhcm.tumblr.com/post/637215029738045440/h%C3%B3a-%C4%91%C6%A1n-%C4%91i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-c%C3%B3-m%E1%BA%A5y-li%C3%AAn-kh%C3%A1c-g%C3%AC-v%E1%BB%9Bi-li%C3%AAn

Khác biệt giữa Biên bản điều chỉnh và Biên bản huỷ Hoá đơn điện tử

Thông tư 32/2011/TT-BTC quy định Biên bản điều chỉnh Hoá đơn điện tử phải được ký điện tử giữa Người bán và Người mua, còn Biên bản huỷ hoá đơn không yêu cầu. Tuy nhiên hiện nay để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong khoảng thời gian mới áp dụng mở rộng Hoá đơn điện tử, Tổng cục Thuế vẫn cho phép doanh nghiệp sử dụng Hoá đơn điện tử nhưng Biên bản điều chỉnh có thể ký giấy.

f:id:hoadondientutphcm:20201224014844p:plain



Biên bản điều chỉnh được gửi kèm cùng Hoá đơn điều chỉnh được xuất, lưu trữ và bảo quản bằng phương thức lưu trữ dữ liệu điện tử.

 

Trong trường hợp Người bán và Người mua chưa kê khai thuế, bắt buộc phải sử dụng Biên bản huỷ và Hoá đơn thay thế chứ không được lập Biên bản điều chỉnh và Hoá đơn điều chỉnh.

>> Xem thêm: https://hoadondientuhcm.tumblr.com/post/637038470607650816/h%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA%ABn-c%C3%A1ch-l%E1%BA%ADp-bi%C3%AAn-b%E1%BA%A3n-m%E1%BA%A5t-h%C3%B3a-%C4%91%C6%A1n-m%E1%BB%9Bi-nh%E1%BA%A5t

 

Nếu cần tư vấn và hỗ trợ thêm về các vấn đề hóa đơn điện tử, xin vưi lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ sau.

 

Thông tin liên hệ:

Dịch vụ hóa đơn điện tử cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn trên nền điện tử cho doanh nghiệp. Hóa đơn được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử; được ký bằng chữ ký điện tử (ký số), có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy thông thường; có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy khi có nhu cầu.

Hoá Đơn Điện Tử

Địa chỉ: 19 Đường C18, Phường 12, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0932 780 176

Website: https://chukysotphcm.net/hoa-don-dien-tu/

Hướng dẫn tra cứu thông tin người nộp thuế chính xác và đơn giản

Bài viết hôm nay chukysotphcm sẽ hướng dẫn các bạn tra cứu thông tin người nộp thuế chính xác và đơn giản nhất. Việc tra cứu thông tin người nộp thuế được thực hiện để phục vụ cho một số mục đích như kiểm tra thông tin doanh nghiệp hoặc kiểm tra mã số thuế cá nhân. Bất kỳ ai cũng có thể tra cứu được thông tin người nộp thuế một cách nhanh chóng từ trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

1. Tại sao cần tra cứu thông tin người nộp thuế?

Tính năng tra cứu thông tin người nộp thuế trên trang thông tin điện tử thuộc Tổng cục Thuế cho phép người dùng kiểm tra thông tin của người nộp thuế là doanh nghiệp hoặc cá nhân nộp thuế TNCN. Trong đó, các trường hợp tra cứu thông tin người nộp thuế TNCN phần lớn là do người dùng quên mất mã số thuế cá nhân của mình hoặc do người dùng muốn kiểm tra tính hợp pháp của mã số thuế cá nhân.

f:id:hoadondientutphcm:20201222195013j:plain



Mã số thuế cá nhân liên quan trực tiếp đến thuế TNCN và được cấp riêng biệt cho từng người. Với các cơ quan nhà nước, mã số thuế cá nhân là công cụ để quản lý thu nhập cá nhân của người nộp thuế. Ngược lại, với cá nhân người nộp thuế TNCN, mã số này giúp họ dễ dàng kê khai các khoản thu nhập cũng như thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, việc xác thực mã số thuế cá nhân đã được đăng ký đầy đủ hay chưa thông qua tra cứu thông tin người nộp thuế TNCN là cần thiết.

 

Mặt khác, trường hợp tra cứu thông tin người nộp thuế doanh nghiệp thường nhằm mục đích kiểm tra các thông tin pháp lý và trạng thái hoạt động của đối tác. Tránh trường hợp gặp rủi ro trong giao dịch với những tổ chức, doanh nghiệp không minh bạch trong vấn đề tài chính cũng như đã tạm dừng hoạt động, không được phép ký kết các hợp đồng.

>> Xem thêm: https://chukysotphcm.net/tra-cuu-thong-tin-nguoi-nop-thue

2. Hướng dẫn tra cứu thông tin người nộp thuế chi tiết theo bước

Để tra cứu thông tin người nộp thuế là doanh nghiệp hay người nộp thuế thu nhập cá nhân, bạn truy cập trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: http://www.gdt.gov.vn/wps/portal. 

 

Lưu ý, hiện nay có không ít những trang web giả mạo, không chính xác mà người dùng nên tránh truy cập và tra cứu những thông tin quan trọng về thuế như thông tin người nộp thuế ở trên đó. Thay vì vậy, lựa chọn những website chính thống, có đuôi “gov” – thể hiện là website của Chính phủ.

 

Trên trang chủ chính của trang thông tin điện tử Tổng cục Thuế, bạn thực hiện theo các bước như sau:

 

Bước 1: Tìm và chọn mục “Dịch vụ công” trên thanh công cụ hiển thị tại màn hình trang chủ.

 

Bước 2: Nhấn vào ô “Tra cứu thông tin người nộp thuế” tại hàng 2, cột 3 trong danh sách những dịch vụ công.

 

Bước 3: Khi cửa sổ tra cứu hiện ra, bạn có thể lựa chọn một trong hai tab “thông tin về người nộp thuế” hoặc “thông tin về người nộp thuế TNCN” để tra cứu.

 

Với tra cứu thông tin đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp, điền chính xác một trong những thông tin cần khai báo, bao gồm: mã số thuế, tên tổ chức cá nhân nộp thuế, địa chỉ trụ sở kinh doanh, số CMND/thẻ căn cước của người đại diện doanh nghiệp. 

Với tra cứu thông tin về người nộp thuế TNCN, bạn cũng điền một trong những thông tin bao gồm: mã số thuế, họ tên, địa chỉ hoặc số CMND/thẻ căn cước của cá nhân nộp thuế TNCN.

Bước 4: Dù lựa chọn tab nào, sau khi hoàn thành thông tin khai báo, bạn nhập mã xác nhận mà hệ thống cung cấp và ấn “Tra cứu”.

 

Bước 5: Đọc kết quả tra cứu: Khi tra cứu thành công, hệ thống sẽ trả về kết quả hiển thị các thông tin chung của doanh nghiệp nộp thuế hoặc thông tin về người nộp thuế TNCN. Để xem chi tiết, bạn có thể click vào tên người nộp thuế.

>> Xem thêm: https://hoadondientuhcm.tumblr.com/post/637741077869232128/kh%C3%B4ng-c%C3%B3-ch%E1%BB%89-ti%C3%AAu-ng%C3%A0y-k%C3%BD-tr%C3%AAn-h%C3%B3a-%C4%91%C6%A1n-%C4%91i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD

3. Đối tượng tra cứu thông tin người nộp thuế

Bất kể ai cũng có thể thực hiện tra cứu thông tin người nộp thuế trực tuyến qua Cổng thông tin của Tổng cục Thuế. Tuy nhiên, việc nhóm những đối tượng tra cứu thông tin người nộp thuế có thể thực hiện dựa trên mục đích tra cứu. Theo đó, đối tượng tra cứu thông tin người nộp thuế và thông tin về người nộp thuế TNCN thường là:

 

Các doanh nghiệp, tổ chức có khai báo thuế và muốn tra cứu thông tin doanh nghiệp hoặc thông tin lao động khai báo thuế TNCN tại doanh nghiệp.

Các cá nhân có khai báo thuế TNCN muốn tra cứu mã số thuế cá nhân trong quá trình chuyển công tác, nộp thuế TNCN.

>> Xem thêm: https://hoadondientutphcm.weebly.com/blog/hoa-on-ien-tu-la-gi-huong-dan-cach-thuc-hien-hoa-on-ien-tu

TỔNG KẾT LẠI

Trên đây là hướng dẫn tra cứu thông tin người nộp thuế (doanh nghiệp hoặc cá nhân nộp thuế TNCN) mà chukysotphcm chia sẻ đến bạn. Nhằm tra cứu một cách nhanh chóng và đơn giản qua cổng thông tin của Tổng cục Thuế. Hy vọng với hướng dẫn từ bài viết này, các bạn có thể dễ dàng tra cứu, kiểm tra thông tin người nộp thuế khi cần thiết. Nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới.

Thông tin liên hệ:

Dịch vụ hóa đơn điện tử cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn trên nền điện tử cho doanh nghiệp. Hóa đơn được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử; được ký bằng chữ ký điện tử (ký số), có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy thông thường; có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy khi có nhu cầu.

Hoá Đơn Điện Tử

Địa chỉ: 19 Đường C18, Phường 12, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0932 780 176

Website: https://chukysotphcm.net/hoa-don-dien-tu/

Thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử

Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng như thế nào? Cách đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định mới nhất ra sao. Trường hợp Cơ quan thuế ngừng cấp mã hóa đơn điện tử. Theo dõi bài viết này của chukysotphcm nhé.

f:id:hoadondientutphcm:20201219195040j:plain

Lưu ý: Hầu hết các Doanh nghiệp, tổ chức, hộ các nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

=> Chỉ những Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại… đáp ứng điều kiện thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

- Những trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền sẽ được gửi thông báo theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

I. Thủ tục đăng ký và phát hành hóa đơn điện tử:

Theo Điều 14 Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

 

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định trên truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

-> Các bạn truy cập vào thuedientu.gdt.gov.vn nhé.

Nội dung thông tin đăng ký theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

TỜ KHAI

Đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử

 

Tên người nộp thuế: Công ty kế toán Thiên Ưng

Mã số thuế: 0106208569

Người liên hệ: Nguyễn thị B

Địa chỉ liên hệ: Số 9A, ngõ 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ thư điện tử: ketoanthienung@gmail.com

Điện thoại liên hệ: 0984322539

 

Theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 09 năm 2018 của Chính phủ, chúng tôi/tôi thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử. Chúng tôi/tôi đăng ký/thay đổi thông tin đã đăng ký với cơ quan thuế về việc sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

 

- Áp dụng hóa đơn điện tử:

    □ Có mã của cơ quan thuế

    □ Không có mã của cơ quan thuế

 

- Đăng ký giao dịch qua:

    □ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (theo khoản...Điều ...Nghị định)

    □ Tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử

 

- Loại hóa đơn sử dụng:

    □ Hóa đơn GTGT

    □ Hóa đơn bán hàng

    □ Hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

    □ Các loại hóa đơn khác

 

- Danh sách chứng thư số sử dụng:

STT

Tên tổ chức cơ quan chứng thực/cấp/công nhận chữ ký số, chữ ký điện tử

Số sê-ri chứng thư

Thời hạn sử dụng chứng thư số

Hình thức đăng ký (Thêm mới, gia hạn, ngừng sử dụng)

Từ ngày

Đến ngày

 

01 

NEWTEL-CA v2

54 01 01 09 ff d6 af ca 46 5f b1 49 74 fe 6a e5

04/05/2018

11/08/2023

Thêm mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung nêu trên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật./.

 

 

……, ngày…….. tháng….. năm…..

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Chữ ký số, chữ ký điện tử của người nộp thuế)

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh -> Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi Thông báo theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử (qua địa chỉ thư điện tử đã được đăng ký với cơ quan thuế).

>> Quy trình xuất hóa đơn điện tử như thế nào?

https://chukysotphcm.net/quy-trinh-xuat-hoa-don-dien-tu/

Hồ sơ đăng ký phát hành hóa đơn điện tử:

    - Quyết định sử dụng hoá đơn điện tử.

    - Hoá đơn mẫu.

    - Thông báo phát hành hoá đơn điện tử

Những chú ý trước khi làm Thông báo phát hành hóa đơn điện tử:

- Phải có Chữ ký số.

- Máy tính đã cài phần mềm HTKK mới nhất -> Để làm Thông báo phát hành hóa đơn điện tử trên đây và kết xuất XML.

- Quyết định sử dụng hóa đơn và Hoá đơn mẫu -> Phải SCAN đính kèm vào file Word để nộp qua mạng.

>> Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử mới nhất 2020

https://chukysotphcm.net/bien-ban-dieu-chinh-hoa-don/

Thông tin trên thông báo phát hành hóa đơn:

- Thông tin tên, địa chỉ đơn vị phát hành ghi đúng với thông tin đăng ký thuế.

- Mẫu hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hoá đơn KHÔNG bị trùng với các số hoá đơn đã thông báo phát hành.

- Mẫu hóa đơn, ký hiệu hóa đơn PHẢI đúng với thông tin trên mẫu hóa đơn đính kèm.

- Ngày bắt đầu sử dụng phải đúng quy định; ví dụ ngày gửi thông báo phát hành là ngày 10/9/2019 thì ngày bắt đầu sử dụng phải ghi là từ ngày 12/9/2019 (không được ghi ngày bắt đầu sử dụng là 11/9/2019 hoặc 05/9/2019)

- Phải ghi thông tin doanh nghiệp cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử và phải khớp với thông tin trên quyết định áp dụng hóa đơn điện tử đính kèm.

Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử:

- Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử phải có chữ ký, đóng dấu của người nộp thuế.

- Nội dung trên Quyết định phải đầy đủ các nội dung theo mẫu quyết định.

Hóa đơn mẫu:

- Hoá đơn mẫu phải có đầy đủ các chỉ tiêu bắt buộc của hóa đơn.

- Thông tin tên, địa chỉ đơn vị trên hóa đơn mẫu phải đúng với thông tin đăng ký thuế.

Thời hạn sử dụng hóa đơn điện tử:

- Sau 2 ngày kề từ ngày nộp đủ hồ sơ và có thông báo của Cơ quan thuế.

-  Kể từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện hủy những hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có) theo quy định.

>> Hóa đơn điện tử có đính kèm được bảng kê không?

https://chukysotphcm.net/hoa-don-dien-tu-co-dinh-kem-duoc-bang-ke-khong/

II. Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế:

Căn cứ theo điều 15 Nghị định 119/2018/NĐ-CP và điều 9 Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định:

 

  1. Cơ quan thuế ngừng cấp mã hóa đơn điện tử trong các trường hợp sau:

 

  1. a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

 

  1. b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

 

  1. c) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;

 

  1. d) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;

 

  đ) Trường hợp khác như sau:

    - Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;

    - Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;

    - Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập nhằm mục đích mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đồng thời cơ quan thuế ban hành quyết định thông báo ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

 --------------------------------------------------------------------------

 

  1. Các trường hợp nêu trên được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế sau khi thông báo với cơ quan thuế về việc tiếp tục kinh doanh hoặc được cơ quan thuế khôi phục mã số thuế, được bãi bỏ quyết định cưỡng chế nợ thuế.

 

  1. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh tạm ngừng kinh doanh cần có hóa đơn điện tử giao cho người mua để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh có văn bản thông báo với cơ quan thuế được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử (tức là sử dụng hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh).

 

Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin liên hệ:

Thông tin liên hệ:

Dịch vụ hóa đơn điện tử cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn trên nền điện tử cho doanh nghiệp. Hóa đơn được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử; được ký bằng chữ ký điện tử (ký số), có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy thông thường; có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy khi có nhu cầu.

Hoá Đơn Điện Tử

Địa chỉ: 19 Đường C18, Phường 12, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0932 780 176

Website: https://chukysotphcm.net/hoa-don-dien-tu/

Tải biên bản hủy hóa đơn mới nhất năm 2020 theo Thông tư 39/2014/TT-BTC

Sai sót trên hóa đơn điện tử là điều khó có thể tránh khỏi trong quá trình tạo lập và phát hành hóa đơn. Tuy nhiên, có nhiều kế toán vẫn băn khoăn khi nào sử dụng biên bản hủy hóa đơn điện tử và mẫu biên bản mới nhất năm 2020 như thế nào. Bài viết dưới đây của chukysotphcm sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn về vấn đề này.

Khi nào cần sử dụng biên bản hủy hóa đơn?

Theo thông tư 39/2014/TT-BTC thì trong trường hợp thông tin hóa đơn GTGT bị viết sai hay 2 bên mua và bán không thực hiện hợp đồng nữa thì cần phải lập biên bản hủy hóa đơn để xóa bỏ hóa đơn đó.

>> Quy trình xuất hóa đơn điện tử như thế nào: 

https://chukysotphcm.net/quy-trinh-xuat-hoa-don-dien-tu/

Hướng dẫn điền biên bản hủy hóa đơn

Để kế toán dễ dàng hơn trong việc lập BBH hóa đơn, Chukysotphcm sẽ hướng dẫn điền thông tin trên biên bản này:

 

– Căn cứ Nghị định 51/2010/NĐCP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

– Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT BTC ngày 31/03/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Hôm nay, ngày 15/01/2020 chúng tôi gồm có:

BÊN MUACÔNG TY TNHH ABC

Địa chỉ: Tầng 9, Tòa Annsoft, 111 Xuân Thủy, Cầu giấy, Hà Nội

Mã số thuế: 0101111111

Người đại diện: Lã Văn A                Chức vụ: Giám đốc

BÊN BÁN: CÔNG TY TNHH XYZ

Địa chỉ: Tòa Lann Building, 456 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội

Mã số thuế: 0102222222

Người đại diện: Nguyễn Thị X        Chức vụ: Giám đốc

Chúng tôi cùng tiến hành lập bên bản về việc xin huỷ hoá đơn GTGT như sau:

  1. Hoá đơn bị huỷ số: 01GTK3/001, ký hiệu HN/12P, số 0000552 do CÔNG TY TNHH ABC phát hành ngày 10/01/2020
  2. Hàng hoá ghi trên hoá đơn gồm:

STT

Tên hàng hoá, dịch vụ    

Đơn vị tính   

  Số lượng       

Đơn giá   

Thành tiền

1

Máy tính xách tay AZ25

chiếc

10

15.000.000

150.000.000

           
           

                      Cộng tiền hàng:                                                        150.000.000

                      Thuế suất GTGT: 10%,           Tiền thuế GTGT:             15.000.000

Cộng tổng thanh toán: 165.000.000

Số tiền viết bằng chữ: Một trăm sau mươi lăm triệu đồng

  1. Lý do huỷ hoá đơn: Không thực hiện hợp đồng mua bán nữa

Vậy chúng tôi lập biên bản này để làm cơ sở huỷ hoá đơn viết sai trên và cam kết không sử dụng hoá đơn trên để kê khai thuế GTGT.

Biên bản được hai bên nhất trí và lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản và có giá trị pháp lý như nhau.

Chúng tôi cam kết và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc thu hồi và xóa bỏ hóa đơn này.

Biên bản này lập thành 02 bản, Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 01 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN MUA                                                    ĐẠI DIỆN BÊN BÁN

Thay vì phải tìm mẫu và lập biên bản một cách thủ công, kế toán có thể lập và gửi BBH này ngay trên phần mềm hóa đơn điện tử.

 

f:id:hoadondientutphcm:20201217172452p:plain

>> Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử mới nhất 2020: 

https://chukysotphcm.net/bien-ban-dieu-chinh-hoa-don/

Trên phần mềm HĐDT đã có sẵn biểu mẫu hủy hóa đơn cập nhật theo Thông tư 39/2014/TT-BTC. Do đó doanh nghiệp chỉ cần chọn và điền thông tin cần thiết.

Thông tin liên hệ:

Dịch vụ hóa đơn điện tử cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn trên nền điện tử cho doanh nghiệp. Hóa đơn được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử; được ký bằng chữ ký điện tử (ký số), có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy thông thường; có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy khi có nhu cầu.

>> Hóa đơn điện tử có đính kèm được bảng kê không: 

https://chukysotphcm.net/hoa-don-dien-tu-co-dinh-kem-duoc-bang-ke-khong/

Hoá Đơn Điện Tử

Địa chỉ: 19 Đường C18, Phường 12, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0932 780 176

Website: https://chukysotphcm.net/hoa-don-dien-tu/

Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Những quy định quan trọng doanh nghiệp cần nắm vững

Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trong quá trình tiếp cận và sử dụng hóa đơn điện tử, đây là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải. Việc không hiểu được rõ bản chất, “mơ hồ” về khái niệm dễ khiến cho doanh nghiệp dễ bị nhầm lẫn với các thuật ngữ khác. Các thông tin mà chukysotphcm chia sẻ dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bản thể hiện của hóa đơn điện tử.

f:id:hoadondientutphcm:20201211224146p:plain



1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 5, Thông tư 68/2019/TT-BTC, định dạng hóa đơn điện tử được quy định như sau:

“Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).”

Thành phần định dạng của hóa đơn điện tử bao gồm:

  • Thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ của hóa đơn điện tử.
  • Thành phần chứa dữ liệu chữ ký số.
  • Thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã của cơ quan thuế: Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Theo Thông tư 68/2019/TT-BTC, Tổng Cục Thuế sẽ cung cấp công cụ hiển thị nội dung của hóa đơn điện tử. Hiện tại, để xem nội dung của hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể xem bằng định dạng PDF, HTML hoặc bằng một số định dạng khác.

Như vậy, từ các quy định trên đây, bản thể hiện của hóa đơn điện tử được hiểu là bản hiển thị toàn bộ các nội dung và hình thức của hóa đơn điện tử gốc.

>> Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử mới nhất 2020: https://chukysotphcm.net/bien-ban-dieu-chinh-hoa-don/

2. Yêu cầu về nội dung trên bản thể hiện của hóa đơn điện tử

f:id:hoadondientutphcm:20201211224213p:plain

Bản thể hiện của hóa đơn điện tử phản ánh lên toàn bộ nội dung của hóa đơn điện tử. Vì vậy, bản thể hiện của hóa đơn điện tử cần phải đáp ứng đầy đủ các nội dung sau:

  • Tên, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số của hóa đơn và số hóa đơn;
  • Thông tin bên bán: Tên, địa chỉ, mã số thuế.
  • Thông tin bên mua: Tên, địa chỉ và mã số thuế (nếu bên mua có mã số thuế).
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa và dịch vụ; thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT trong trường hợp người bán lập hóa đơn GTGT.
  • Tổng số tiền phải thanh toán.
  • Chữ ký điện tử của bên bán.
  • Chữ ký điện tử của bên mua (nếu có): Một số trường hợp được miễn chữ ký người mua do Cục Thuế xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể và điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp.
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử.
  • Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
  • Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại và các nội dung khác liên quan (nếu có).

>> Quy trình xuất hóa đơn điện tử như thế nào: https://chukysotphcm.net/quy-trinh-xuat-hoa-don-dien-tu/

3. Doanh nghiệp sử dụng bản thể hiện của hóa đơn điện tử cần lưu ý những vấn đề gì?

f:id:hoadondientutphcm:20201211224226p:plain

Để tránh tình trạng hiểu sai bản chất và sử dụng sai lệch bản thể hiện của hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Hóa đơn điện tử gốc phải đảm bảo tính hợp pháp

Bản thể hiện của hóa đơn điện tử cần có hóa đơn điện tử gốc hợp pháp, tuân thủ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Phản ánh toàn vẹn, đầy đủ hình thức, nội dung của hóa đơn điện tử gốc

Bản thể hiện của hóa đơn điện tử phản ánh toàn vẹn về nội dung, hình thức của hóa đơn điện tử gốc theo quy định. Tất cả các thông tin trên bản thể hiện của hóa đơn điện tử trùng khớp với hóa đơn điện tử gốc.

Không có hiệu lực giao dịch, chỉ có giá trị lưu trữ

Bản thể hiện của hóa đơn điện tử chỉ có giá trị lưu trữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán và giao dịch điện tử. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý, bản thể hiện của hóa đơn điện tử không có hiệu lực để giao dịch thanh toán, ngoại trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với hệ thống của cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 119/2019/NĐ-CP.

>> Hóa đơn điện tử có đính kèm được bảng kê không? https://chukysotphcm.net/hoa-don-dien-tu-co-dinh-kem-duoc-bang-ke-khong/

Trên đây là các thông tin giúp cho doanh nghiệp làm rõ thông tin và giải đáp vấn đề: Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Từ đó doanh nghiệp hiểu được bản chất và phân biệt rõ ràng để tránh nhầm lẫn với các thuật ngữ khác. Nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ với chữ ký số qua địa chỉ bên dưới nhé.

Thông tin liên hệ:

Dịch vụ hóa đơn điện tử cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn trên nền điện tử cho doanh nghiệp. Hóa đơn được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử; được ký bằng chữ ký điện tử (ký số), có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy thông thường; có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy khi có nhu cầu.

Hoá Đơn Điện Tử

Địa chỉ: 19 Đường C18, Phường 12, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0932 780 176

Website: https://chukysotphcm.net/hoa-don-dien-tu/